Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chọn ngày 7 tháng 4 hàng năm là ngày Sức khoẻ Thế giới.
WHO ước tính rằng hơn 13 triệu ca tử vong trên khắp thế giới mỗi năm là do các nguyên nhân từ môi trường có thể phòng ngừa được. Điều này bao gồm cả cuộc khủng hoảng khí hậu là mối đe doạ sức khoẻ lớn nhất mà nhân loại phải đối mặt. Khủng hoảng khí hậu cũng là khủng hoảng về sức khoẻ. Hơn 90% người đang hít thở không khí bị ô nhiễm gây ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ do đốt các nhiên liệu hoá thạch. Bên cạnh đó, tình trạng nóng lên toàn cầu làm gia tăng các bệnh truyền nhiễm do muỗi một cách rộng hơn và nhanh hơn bao giờ hết. Các hiện tượng thời tiết cực đoan, suy thoái đất và khan hiếm nước đang khiến con người phải di cư và ảnh hưởng đến sức khoẻ. Mặt khác, sự ô nhiễm và rác thải nhựa được tìm thấy ở khắp nơi từ đấy đại dương đến những ngọn núi cao và đã thâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người.Thói quen sử dụng thực phẩm đã qua chế biến, đồ uống không lành mạnh đã góp phần thúc đẩy làn sóng béo phì gây lên tình trạng gia tăng bệnh ung thư và tim mạch.
Trong bối cảnh dịch bệnh, ô nhiễm môi trường cũng như bệnh ung thư, hen suyễn, tim mạch đang gia tăng Tổ chức Y tế Thế giới tập trung sự chú ý của toàn cầu vào các hành động cần thiết để đảm bảo sức khoẻ cho hành tinh và cả con người, đồng thời thúc đẩy phong trào kiến tạo xã hội nhằm tập trung hướng tới hạnh phúc.
Bạn có thể làm gì để bảo vệ hành tinh và sức khoẻ của chúng ta?
+ Chia sẻ thông điệp : Hành tinh của chúng ta, sức khoẻ của chúng ta.
+ Hãy hành động và truyền cảm hứng cho người khác bằng cách :
– Đi bộ hoặc đạp xe ít nhất 1ngày/ tuần hay lựa chọn các phương tiện giao thông công cộng để di chuyển.
– Sử dụng nguồn năng lượng sạch, tắt điện , nước khi không sử dụng.
– Tránh sử dụng thực phẩm đã qua chế biến, sử dụng rau củ quả sạch từ người địa phương.
– Mua ít đồ nhựa, sử dụng đồ tái chế.
– Không hút thuốc lá bảo vệ môi trường.
Phòng QLCL-CTXH